Năng lượng bền vững là gì? Các giải pháp phát triển năng lượng bền vững

Năng lượng bền vững đang trở nên quan trọng hơn trong việc bảo vệ môi trường và sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ năng lượng bền vững là gì? Các nguồn năng lượng bền vững và giải pháp để phát triển nguồn năng lượng này như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn hãy cùng Alternō khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Năng lượng bền vững là gì?

Năng lượng bền vững là nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và không gây hại đến môi trường, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của hiện tại và cả tương lai. Tỷ liệu tiêu thụ của năng lượng bền vững không quá nhiều so với nguồn cung. Nguyên tắc bền vững trong việc sử dụng năng lượng dựa trên ba lĩnh vực chính là môi trường, xã hội và kinh tế. Loại năng lượng này đặc biệt không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hay gây tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường.

Tìm hiểu về năng lượng bền vững là gì?
Tìm hiểu về năng lượng bền vững là gì?

Các dạng năng lượng bền vững phổ biến bao gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối và địa nhiệt. Những nguồn năng lượng này không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên cho các thế hệ tương lai.

Hiện nay, nhờ các chính sách hỗ trợ từ chính phủ mà chi phí sản xuất các nguồn năng lượng bền vững đã giảm đáng kể, từ đó thúc đẩy các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho sự chuyển đổi dùng nguồn năng lượng tái tạo bền vững thuận lợi hơn.

2. Các nguồn năng nượng bền vững phổ biến

Năng lượng bền vững đang được khai thác, phát triển mạnh mẽ để làm giải pháp thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch. Dưới đây là các nguồn năng lượng bền vững được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Năng lượng mặt trời: Nguồn năng lượng này sử dụng năng lượng áng sáng và nhiệt từ mặt trời để tạo ra điện năng hoặc nhiệt năng. Đây là nguồn năng lượng tái tạo vô hạn được ưa chuộng nhất so với các nguồn năng lượng khác và thân thiện với môi trường. Hiện nay các quốc đang dẫn đầu về năng lượng mặt trời như Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản,…
  • Năng lượng gió: Chuyển đổi năng lượng từ gió thành điện năng thông qua các tuabin gió. Tuy nhiên, chi phí để lắp đặt năng lượng gió khá đắt và lượng khai thác năng lượng này khá khiêm tốn. Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng xanh, sạch dồi dào và phát triển nhanh. Việt Nam là nước có đường bờ biển dài nên điều kiện phát triển năng lượng gió thuận lợi hơn nhiều.
  • Năng lượng thuỷ điện: Năng lượng thuỷ điện hay năng lượng nước. Đây là năng lượng được tạo ra từ sức mạnh của dòng nước chảy để làm quay các tuabin và tạo ra điện năng. Đây là nguồn năng lượng tái tạo đặc biệt quan trọng trong sản xuất điện.
  • Năng lượng địa nhiệt: Nguồn năng lượng này được tạo ra bằng cách dùng nhiệt từ bên trong Trái Đất để sản xuất điện hoặc nhiệt sưởi ấm. Vì đây là nguồn năng lượng sạch ổn định và có khả năng cung cấp lâu dài nên con người có thể khai thác trong tương lai.
  • Năng lượng sinh khối: Năng lượng sinh khối được tạo ra từ việc tận dụng các chất thải hữu cơ từ động thực vật, lên men vật liệu thực vật. Dạng năng lượng này có thể sản xuất ra điện năng, tạo nhiệt và cung cấp nguyên liệu cho hoạt động giao thông vận tải. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… đang dẫn đầu về việc phát triển và khai thác từ các nhà máy điện sinh học.
  • Năng lượng đại dương: Năng lượng đại dương tạo ra từ chuyển động của sóng biển. Nguồn năng lượng này luôn trường tồn với thời gian và được hứa hẹn trong việc cung cấp lượng điện năng lớn.
Các loại năng lượng bền vững phổ biến như mặt trời, gió, sinh khối,...
Các loại năng lượng bền vững phổ biến như mặt trời, gió, sinh khối,…

3. Thực trạng ngành năng lượng ở Việt Nam 

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có tiềm năng phong phú về nguồn năng lượng tái tạo. Mặc dù nguồn cung năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ vẫn chiếm ưu thế, nhưng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện ở nước ta đang ngày càng phát triển.

Tổng số giờ nắng hơn 2.500 giờ/ năm với tổng bức xạ trung bình từ 230-250 kcal/cm2 mỗi năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác năng lượng mặt trời. Ngoài ra, đường bờ biển trải dài 3400km và tốc độ gió trung bình hàng năm ở độ cao 65m lớn hơn 6m/s, tạo ra công suất điện gió ước tính khoảng 500-1000 kWh/m2 mỗi năm.

Tuy nhiên, ngành năng lượng ở Việt Nam còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Ngành năng lượng đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, công nghệ và nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp tư nhân chưa có các chính sách khuyến khích phù hợp để tạo điều kiện triển khai chuyển đồi sang dùng năng lượng tái tạo.

4. Các giải pháp sử dụng năng lượng bền vững hiện nay

Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường hiệu quả sử dụng, phát triển năng lượng thay thế cho năng lượng không thể tái tạo, dưới đây là các giải pháp sử dụng năng lượng mà Chính phủ đưa ra, bao gồm:

  • Ban hành luật năng lượng tái tạo: Chính phủ cần ban hành các Luật năng lượng tái tạo và các văn bản đồng bộ, thống nhất quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững các nguồn năng lượng ở Việt Nam.
Một số giải pháp phát triển năng lượng được bền vững hơn
Một số giải pháp phát triển năng lượng được bền vững hơn
  • Khuyến khích tham gia: Ban hành các chính sách khuyến khích toàn xã hội gồm doanh nghiệp, hộ gia đình và cơ quan tham gia vào việc lắp đặt và sử dụng nguồn năng lượng sạch. Đặc biệt, nên đưa ra các chính sách hỗ trợ lắp đặt điện mái nhà để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mặt trời. Đây là tiềm năng và là nền tảng vững chắc để tạo ra nguồn cung năng lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
  • Nâng cấp hạ tầng lưới điện: Chính phủ cần nâng cấp các đường dây lưới điện, cập nhật giá mua và bán điện công khai. Chính sách phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  • Tháo gỡ thắc mắc liên quan đến chính sách mua bán điện: Đưa ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến chính sách mua bán với các dự án đã nối điện lưới. Tối ưu hoá các thủ tục hành chính và tài chính cho các dự án đã đầu tư nhưng chưa được nối lưới để tránh gây ra các thiệt hại kinh tế và tạo niềm tin trên thị trường.
  • Hoàn thành các chính sách về phát triển dịch vụ năng lượng: Hoàn thiện các chính sách phát triển dịch vụ năng lượng và đặt ra mục tiêu luật hoá mô hình dịch vụ năng lượng ở Việt Nam. Đây là một trong những nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình quốc gia về phát triển năng lượng đến 2030 (VNEEP3, viết tắt của Vietnam Energy Efficiency Program giai đoạn 2019 – 2030).

Năng lượng bền vững vừa là giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn cung năng lượng lâu dài vừa giúp bảo vệ môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu. Bài viết trên đây của Alternō đã chia sẻ thông tin về khái niệm, phân loại và các giải pháp cho năng lượng bền vững. Để tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan năng lượng, máy sấy, môi trường thì hãy cùng xem thêm các bài viết ở trang Blog của Alternō nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *