Tiêu chuẩn RoHS là gì? Các yêu cầu cần biết về RoHS

Chắc hẳn trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người sẽ thấy từ viết tắt RoHS ở ngoài vỏ bao bì của sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu RoHS là gì? Các tiêu chuẩn RoHS là gì và khác với REACH ở điểm nào? Để giải đáp chi tiết những câu hỏi này, mời bạn hãy cùng đọc bài viết này của Alternō ngay nhé!

1. Tiêu chuẩn RoHS là gì?

RoHS (viết của Restriction Of Hazardous Substances) còn được gọi là chỉ thị 2002/95/EC được ban hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2006 bởi Liên minh châu Âu quy định về hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong sản xuất thiết bị điện và điện tử. Tất cả các sản phẩm điện, điện tử lưu thông tại thị trường EU bắt đầu từ ngày 1/7/2006 đều phải tuân thủ tiêu chuẩn RoHS này.

Tìm hiểu về chứng nhận RoHS là gì?
Tìm hiểu về chứng nhận RoHS là gì?

2. Các chất quy định hạn chế trong RoHS

Chứng chỉ RoHS quy định hạn chế sử dụng các chất hoá học như sau:

STT Hoá chất Hàm lượng giới hạn cho phép
1 Chì (Pb) có trong pin, tivi, màn hình máy tính 0.1% khối lượng
2 Cadmium (Cd) trong pin cadmium, mạ điện, hợp kim hàn, chất nhuộm,.. 0.01% khối lượng
3 Thuỷ ngân (Hg) trong mạ nhôm, đèn huỳnh quang, bản mạch in,.. 0.1% khối lượng
4 Crom hoá trị 6 (Cr6+) trong sơn, nhựa, công nghệ in ảnh, sản xuất thép không gỉ,… 0.1% khối lượng
5 Polybrominated biphenyls (PBB) có trong bọt nhựa, chất dẻo,.. 0.1% khối lượng
6 Polybrominated diphenyl ethers (PBDE) trong tụ điện, thiết bị điện gia dụng,… 0.1% khối lượng

3. Các nhóm sản phẩm áp dụng RoHS Compliant

Vậy những sản phẩm nào cần áp dụng tiêu chuẩn RoHS? Dưới đây là tổng hợp những sản phẩm và thiết bị áp dụng tiêu chuẩn này:

  • Đồ gia dụng lớn như máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, lò vi sóng,…
  • Đồ gia dụng nhỏ như máy hút bụi, lò nước,…
  • Các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin như điện thoại, máy tính, bộ xử lý trung tâm và máy fax,…
  • Thiết bị chiếu sáng gồm đèn led, đèn huỳnh quang,…
  • Công cụ điện và điện tử như máy khoan, máy may, các thiết bị và dụng cụ cầm tay khác,..
  • Thiết bị tiêu dùng như máy nghe nhạc, đài radio, tivi,…
  • Thiết bị, dụng cụ thể thao và đồ chơi như bảng điều khiển trò chơ điện tử, video game,…
  • Các loại máy chế biến thực phẩm, máy pha đồ uống.
  • Dụng cụ y tế như máy trợ khí, các sản phẩm y tế khác.
  • Thiết bị quan sát, kiểm tra như camera an ninh, máy hút khói, máy hút mùi, lò sưởi,…
Các sản phẩm cần áp dụng chứng chỉ RoHS
Các sản phẩm cần áp dụng chứng chỉ RoHS

4. Phương pháp kiểm tra chứng nhận RoHS

Để kiểm tra chứng nhận RoHS, người ta sẽ áp dụng các phương pháp như quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) tập trung vào các bộ phận của sản phẩm có nguy cơ cao chứa các chất bị hạn chế, kiểm tra Quang phổ hồng ngoại chuyển Fourier (FTIR) và kính hiển vi điện tử quét (SEM). Với sự ra đời của RoHS 3 và bổ sung bốn phthalate, cần thực hiện thử nghiệm để xác định nồng độ các hợp chất này, được chiết xuất bằng dung môi.

Dung môi sau khi được chiết xuất sẽ được phân tích sự hiện diện của phthalate bằng sắc ký khí khối phổ (GC/MS) hoặc sắc ký khí với detector ion hoá ngọn lửa (GC/FID). Những phương pháp này được sử dụng để kiểm tra chất lượng các pin năng lượng mặt trời, thiết bị điện, góp phần vào đạt mục tiêu phát thải nhà kính bằng 0.

5. Tổng hợp tiêu chuẩn RoHS 1 đến RoHS 10

Tiêu chuẩn RoHS 1 được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/07/2006 có mối liên hệ chặt chẽ với quy định thiết bị điện, điện tử thải loại 2002/96/EC (WEEE). Dưới đây là các chất nguy hiểm bị hạn chế ở tiêu chuẩn RoHS 1:

Danh sách các chất nguy hiểm bị hạn chế ở tiêu chuẩn RoHS 1
Danh sách các chất nguy hiểm bị hạn chế ở tiêu chuẩn RoHS 1

Tiêu chuẩn RoHS 2 được bổ sung cho RoHS và được ban hành từ ngày 21/7/20111 theo chỉ thị của Recast RoHS 2 2011/65/EU, mở rộng phạm vi hạn chế gồm cả phụ kiện dự phòng và dây cáp. Các thiết bị điện, điện tử và phụ kiện cần phải tuân thủ chỉ thị khi gia nhập vào thị trường EU. Các sản phẩm phải được cấp chứng chỉ RoHS 2 để đảm bảo đạt chất lượng theo tiêu chuẩn CE.

Tiêu chuẩn RoHS 3 là tiêu chuẩn được chỉ thị theo số 2015/863 được áp dụng năm 2019. Tiêu chuẩn này bổ sung thêm 4 chất hoá học gây hại vào danh sách các chất độc hại hạn chế trong các thiết bị điện – điện tử.

Các hoá chất Nồng độ giới hạn Sản phẩm áp dụng
Bis (2-Ethylhexyl Phthalate) (DEHP) 0.1% Đồ gia dụng lớn và nhỏ, các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin
Benzyl Butyl Phthalate (BBP) 0.1% Đồ chơi, thiết bị thể thao, giải trí, thiết bị y tế, công cụ
Dibutyl Phthalate (DBP) 0.1% Thiết bị chiếu sáng, thiết bị tiêu dùng, dụng cụ điện, điện tử
Diisobutyl Phthalate (DIBP) 0.1% Thiết bị phân phối tự động, các thiết bị không thuộc các danh mục trên

Chứng nhận RoHS 10 mới nhất được văn bản hoá trong RoHS 3 và có hiệu lưu bắt đầu ngày 22/7/205 về quy định hạn chế % cho 10 hợp chất trong quy trình sản xuất, bao gồm:

STT Hoá chất Hàm lượng giới hạn cho phép
1 Chì (Pb) 0.1% khối lượng
2 Cadmium (Cd) 0.01% khối lượng
3 Thuỷ ngân (Hg) 0.1% khối lượng
4 Crom hoá trị 6 (Cr6+) 0.1% khối lượng
5 Polybrominated diphenyl ete (PBDE) 0.1% khối lượng
6 Polybrominated biphenyls (PBB) 0.1% khối lượng
7 Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) 0.1% khối lượng
8 Dibutyl phthalate (DBP) 0.1% khối lượng
9 Butyl benzyl phthalate (BBP) 0.1% khối lượng
10 Diisobutyl phthalate (DIBP) 0.1% khối lượng

6. So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH

REACH (viết tắt của từ Registration Evaluation Authorization and Restriction of Chemicals) là quy định quản lý hoá chất của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào ngày 1/6/2007, có phạm vi áp dụng với hầu hết các sản phẩm tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần phải báo cáo các hoá chất sử dụng trong các chuỗi cung ứng và sản phẩm của họ.

Dưới đây là bảng so sánh hai tiêu chuẩn RoHS và REACH:

Tiêu chí Tiêu chuẩn RoHS Tiêu chuẩn REACH
Bản chất Hạn chế các chất nguy hiểm Đăng ký, đánh giá và cấp phép, hạn chế hoá chất
Phạm vi áp dụng Phạm vi hẹp chỉ áp dụng các chất trong thiết bị điện – điện tử Phạm vi rộng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, các hoá chất sử dụng sản xuất sản phẩm gồm giá đỡ, vỏ, lớp phủ,..
Mục đích Tất cả các sản phẩm điện – điện tử được bán tại thị trường châu Âu phải tuân thủ bộ tập hợp các tiêu chuẩn của RoHS. Đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ con người bằng các phương pháp đánh giá nồng độ của các hoá chất không ảnh hưởng đến lưu thông hoá chất trong nước.

7. Lợi ích của chứng nhận RoHS

Tiêu chuẩn RoHS là yêu cầu bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được lưu thông, phân phối trong thị trường Liên minh châu Âu (EU). Dưới đây là các lợi ích khi đạt chứng nhận RoHS mang lại:

  • RoHS đóng góp vào việc giảm lượng các chất thải độc hại trong quá trình sản xuất ra môi trường, giải quyết vấn đề về rác thải, từ đó giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Việc hạn chế dùng các hoá chất độc hại không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của người lao động và người tiêu dùng trong quá trình sản xuất và tái chế.
  • Việc tuân thủ chứng chỉ RoHS nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật và hạn chế xảy ra hậu quả tiềm ẩn.
  • Khuyến khích phát triển các công nghệ kỹ thuật xanh, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khoẻ con người.
  • Sản phẩm có chứng chỉ RoHS sẽ tạo được sự uy tín và tin tưởng của khách hàng, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ và mở rộng thị trường quốc tế.

Bài viết trên đây là các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn RoHS là gì, phương pháp kiểm tra chứng nhận và những lợi ích mà chứng nhận RoHS mang lại. Hãy liên hệ ngay với Alternō nếu bạn còn có câu hỏi thắc mắc nào liên quan để được hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *