Chất thải hữu cơ là những vật liệu có nguồn gốc từ sinh vật như thực vật, vi sinh vật và động vật có khả năng phân huỷ tự nhiên. Trong bài viết này, mời bạn hãy cùng Alternō tìm hiểu chi tiết về chất thải hữu cơ, phân loại và cách tái chế các chất thải hữu cơ ngay sau đây nhé!
1. Chất thải hữu cơ là gì?
Chất thải hữu cơ là những vật chất có nguồn gốc như động vật, thực vật và vi sinh vật có khả năng phân huỷ sinh học nhanh. Chất thải hữu cơ được tạo ra từ các yếu tố thiên nhiên và có thể tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Chất thải hữu cơ rắn có thể phân huỷ và chứa khoảng 80-85% độ ẩm. Các nguồn chất thải hữu cơ phổ biến như các chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, chất thải cảnh quan, chất thải gỗ không nguy hại.

Việc phân loại các chất thải hữu cơ giúp tối ưu quá trình xử lý và tái sử dụng hiệu quả hơn. Việc phân loại các chất thải đúng cách, chúng ta có thể xử lý, kiểm soát dễ dàng, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí. Điều này cũng đảm bảo giảm tác động xấu tới môi trường, tận dụng nguồn tài nguyên và thúc đẩy phát triển bền vững.
>> Tìm hiểu thêm: Phế thải là gì? Cách phân biệt giữa phế thải và phế liệu
2. Các loại chất thải hữu cơ hiện nay
Dưới đây là một số chất thải hữu cơ phổ biến hiện nay, bao gồm:
2.1. Chất thải hữu cơ từ gia súc
Chất thải hữu cơ từ gia súc có nguồn gốc từ động vật và được coi là nguồn chất thải tốt cho cây trồng. Chất thải từ gia sức có thể tái sử dụng để làm phân bón tự nhiên, giúp cải thiện hàm lượng dinh dưỡng cho đất, tăng độ phì nhiêu và năng suất cây trồng. Chất thải hữu cơ dưới dạng chất thải của gia súc gồm phân và thức ăn của gia súc. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách thì chất thải gia súc thải ra lượng khí metan gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn đô thị là những loại rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như quần áo thừa, thức ăn thừa, bao bì, giấy, chai lọ, pin,.. Các chất thải này còn xuất phát từ các khu vực đô thị dân cư, bệnh viện, trường học và cơ sở kinh doanh. Các biện pháp như phân loại rác tại nguồn, tái chế và xử lý chôn lấp hợp lý là những giải pháp quan trọng giúp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
2.3. Chất thải hữu cơ từ thực phẩm
Chất thải hữu cơ từ thực phẩm là các sản phẩm thực phẩm bị hư hỏng, đã hết hạn hoặc dư thừa như vỏ, lá trái cây, rau củ, cành cây và bùn. Loại chất thải này chiếm 30% tổng lượng chất thải hữu cơ trong tự nhiên bằng các phương tiện nhân tạo và tự nhiên. Các ngành công nghiệp rau đông lạnh, rau quả đóng hộp hay sấy hoa quả với các khu dân cư, nhà hàng khách sạn là nơi chủ yếu sản xuất ra chất thải thực phẩm lớn nhất.

3. Tái chế chất thải hữu cơ là gì?
Tái chế chất hữu cơ là quá trình chuyển đổi, tái chế các chất thải hữu cơ thành chất hữu ích bằng phương pháp tái chế. Chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn chất thải được tạo ra trong tự nhiên, ảnh hưởng đến sinh hoạt đô thị do chúng có độ ẩm cao. Độ ẩm dư thừa làm giảm nhiệt độ lò đốt và tăng khối lượng chất thải, từ đó tạo ra khối lượng xử lý chất thải lớn.Trong nhiều năm qua, nhu cầu tái chế chất thải hữu cơ tăng lên và nhiều giải pháp tái chế khác nhau đã được đưa ra và thực hiện. Thông qua các phương pháp như ủ phân, chất thải hữu cơ được phân hủy tự nhiên dưới tác động của vi sinh vật, chuyển đổi chất thải để tạo ra phân bón tự nhiên có thể sử dụng cho nông nghiệp, giúp cải thiện chất lượng đất. Các phương pháp xử lý giúp tối đa hóa việc tái chế và thu hồi các thành phần chất thải.
>> Khám phá thêm: Chất thải công nghiệp là gì? Phân loại và giải pháp xử lý chất thải
4. Các cách tái chế chất thải hữu cơ
Có nhiều cách tái chế chất thải hữu cơ khác nhau, mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng và phù hợp sử dụng cho một số nhóm chất thải cụ thể. Dưới đây là các phương pháp tái chế phổ biến gồm:
4.1. Ủ
Ủ phân là quá trình phân huỷ tự nhiên để tái chế rác thải hữu cơ bằng các vi sinh vật trong đất, biến các chất dinh dưỡng, photpho, kali, nito của đất thành các thành phần giàu mùn. Các rác thải hữu cơ được ủ trong điều kiện môi trường ẩm ướt và sản sinh nhiệt sinh học. Tất cả các chất hữu cơ đều có thể ủ nhưng một số loại như giấy, dăm gỗ sẽ cần nhiều thời gian để ủ hơn so với chất thải nông nghiệp, thực phẩm. Quá trình ủ phân tổng thể có cả thời gian ủ rồi đến thời gian ổn định để biến thành phân hữu cơ có thể sử dụng cho nông nghiệp và đất. Hiện nay có nhiều hệ thống ủ phân khác nhau từ đơn giản với chi phí thấp đến các lò kỹ thuật có chi phí cao.Thùng ủ chất thải nhà bếp được dùng trong nhà và hom vườn. Tuy nhiên thời gian hoàn thành quy trình này là vấn đề chính khi dùng thùng ủ phân. Với quy mô ủ phân lớn thường được tiến hành trong các lò phản ứng với độ ẩm tự động, cung cấp oxy để tạo ra nhiều tấn phân trộn.
4.2. Thức ăn chăn nuôi
Một số chất thải hữu cơ, như thức ăn thừa, có thể được chế biến thành thức ăn cho gia súc hoặc vật nuôi là một trong những phương pháp tái chế hiệu quả mà đơn giản. Việc này có thể giảm thiểu chất thải đồng thời tận dụng lại các nguồn tài nguyên có sẵn, tiết kiệm chi phí mua thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, nó còn giảm sản sinh khí metan từ thực phẩm thừa, không cần chuyển chất thải hữu cơ thành một dạng khác. Mọi người có thể góp chất thải nhà bếp hoặc liên hệ với người nông dân để cho gia súc. Tuy nhiên, việc cho động vật, gia súc ăn trực tiếp các chất thải hữu cơ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe ở một số loài động vật.
4.3. Phân huỷ kỵ khí
Quá trình phân huỷ kỵ khí do những tác động tiêu cực từ việc đốt rác, chôn lấp và nhờ vào công nghệ tiết kiệm chi phí để sản xuất năng lượng tái tạo và xử lý chất liệu giàu năng lượng. Các vi sinh vật kỵ khí chuyển thành các loại sinh khối và các chất hữu thành các chất cặn bã giàu dinh dưỡng và khí sinh học trong quá trình phân huỷ kỵ khí. Các chất thải được chôn lấp sẽ nhanh chóng bị phân hủy sinh học, tạo ra các khí như CO2, CH4, hợp chất nito, một lượng nhỏ hydro,… Phương pháp phân huỷ kỵ này sử dụng một số loại chất nền như nước thải, phân động vật và bùn thải có độ ẩm và tạp chất cao.

4.4. Kết xuất
Quá trình chuyển đổi mô động vật thải thành các dạng ổn định được gọi là kết xuất và có thể dùng như một loại protein thức ăn. Các mô mỡ, xác động vật, xương trải qua quá trình kết xuất và tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 130 độ C rồi điều áp để tiêu diệt mầm bệnh. Sản phẩm cuối cùng của quá trình kết xuất có thể áp dụng ở các dạng khác nhau như chất béo thì thêm vào sản xuất xà phòng, hạt rắn được dùng trong các thực ăn của vật nuôi.
4.5. Tiêu hóa nhanh chóng ưa nhiệt
Phương pháp tiêu hoá nhanh chóng ưa nhiệt là quá trình lên men các chất thải hữu cơ bằng cách hoạt hoá các vi sinh vật lên men ở nhiệt độ cao. Thiết bị phân huỷ ưa nhiệt sẽ đưa nguyên liệu vào và không khí sẽ ép qua nguyên liệu để hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí. Thiết bị tiêu hoá ưa nhiệt hoạt động nhanh gấp sáu đến mười lần so với thiết bị phân huỷ sinh học với điều kiện nhiệt ở 55-65 độ C.
Sản phẩm của phương pháp tiêu hoá nhanh chóng ưa nhiệt là loại phân bón sinh học được dùng để tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong ngành công nghiệp nước thải thường áp dụng phân huỷ ưa nhiệt nhất để xử lý bùn thải.
4.6. Phản ứng cố định enzyme
Thay vì sử dụng chất xúc tác hóa học trong xử lý nước thải thì việc sử dụng enzyme giảm sự hình thành các sản phẩm phụ và năng lượng đáng kể. Việc dùng các enzyme cố định trong quá trình tái chế chất thải hữu cơ giúp hoạt động phân huỷ diễn ra thuận tiện cũng như hỗ trợ việc tái sử dụng các chất xúc tác sinh học, từ đó làm giảm chi phí cho các quá trình enzyme và hóa học.
Phương pháp này có thể ứng dụng các kỹ thuật cố định như quấn, đóng gói và hấp thụ. Tuy nhiên, để duy trì được hiệu suất và ổn định các enzym thì đòi hỏi cần có các hệ thống năng lượng phát triển ổn định.
5. Lợi ích của việc tái chế chất thải hữu cơ
Tái chế chất thải hữu cơ mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp ngăn các vấn đề phát sinh do tích tụ các chất thải trong tự nhiên. Dưới đây là lợi ích của việc tái chế chất thải hữu cơ:
- Việc xử lý chất thải hữu cơ giúp giảm ô nhiễm không khí, nước và đất vì nó có thể làm giảm phát thải các loại khí nhà kính hay tạo mùi.
- Tái chế sinh khối hoặc khí sinh học có khả năng tạo ra năng lượng dưới dạng khí sinh học bằng quá trình tái chế.
- Việc tách chất thải vô cơ và hữu cơ cũng góp phần cải thiện việc tái chế phi hữu cơ.
- Việc chuyển đổi chất hữu cơ thành phân bón giúp tận dụng tài nguyên thay vì sử dụng các loại phân bón hoá học có hại cho môi trường.
- Bằng cách tái chế chất thải hữu cơ, chúng ta có thể cải thiện chất lượng đất, tăng độ phì nhiêu và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng.
- Việc xử lý chất thải hữu cơ giúp tiết kiệm chi phí chôn lấp rác và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.
- Việc chôn lấp hay đốt rác thải phát ra các loại khí nhà kính, chính vì vậy việc tái chế từ chất thải hữu cơ sẽ giúp giảm thiểu nồng độ các khí, hoá chất độc hại.
- Ngoài ra, một số phân trộn được chuẩn bị với tác nhân kiểm soát sinh học để ngăn ngừa và kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại.
6. Quy trình tái chế và tác động tới sức khoẻ
Quy trình tái chế chất thải hữu cơ trải qua các bước chi tiết như sau:
- Thu gom: Chất thải hữu cơ tái chế được thu gom từ các hộ gia đình, nhà hàng hay khu vực công cộng hoặc từ các cơ sở sản xuất. Thu gom đủ lượng chất thải vào các túi để đưa đến nơi tái chế.
- Xử lý sơ bộ: Chất thải hữu cơ trước khi đưa vào tái chế cần được khử nhiễm để tránh để lại tác hại. Bất kỳ các chất như nhựa, thuỷ tinh hay gạch không phân huỷ sinh học đều cần phải loại bỏ ra để quá trình phân huỷ nhanh chóng hơn.
- Chuẩn bị: Chất thải cần được chuẩn bị trước khi được đưa vào hệ thống tái chế. Phương pháp chuẩn bị được dùng tuỳ vào phương pháp tái chế. Một số phương pháp còn yêu cầu thời gian nhất định trước khi tái chế.
- Quy trình tái chế: Lựa chọn phương pháp tái chế phù hợp với bản chất của chất thải hữu cơ và sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như phân thải của con người cần được tái chế bằng cách phân huỷ kỵ khí còn nước thải lại sử dụng phân huỷ ưa nhiệt.
- Sàng lọc và phân loại: Phân trộn hoặc bã sau khi tái chế được lọc thành các kích thước khác để dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc phân loại và sàng lọc là cần thiết tuỳ vào sản phẩm cuối cùng sẽ ứng dụng như thế nào
Phân bón hữu cơ được tạo ra từ chất thải hữu cơ. Đất mà thiếu các chất hữu cơ thì chất lượng đất và sức khoẻ của cây trồng bị suy giảm. Do đó, con người phải dùng nhiều loại thuốc trừ sâu và phân bón hoá học để trồng trọt. Sử dụng lượng phân bón và thuốc trừ sâu quá liều sẽ đọng lại trên cây trồng rồi tích tụ trong cơ thể con người khi ăn.
Rác thải hữu cơ nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khoẻ và cuộc sống của con người. Thông qua bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phân loại, vai trò và quy trình tái chế chất thải hữu cơ. Đừng quên theo dõi thêm trang Blog của Alternō để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác nhé!