Hiện nay, mỗi ngày lượng phế thải ra môi trường đang rất lớn, đòi hỏi cần có giải pháp xử lý chúng một cách hiệu quả. Vậy phế thải là gì? Làm thế nào để phân biệt phế thải và phế liệu? Để tìm câu trả cho những thắc mắc này, mời bạn hãy cùng Alternō khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Phế thải là gì?
Phế thải là tất cả các vật liệu hoặc sản phẩm không còn giá trị sử dụng, hết hạn hay không thể tận dụng dùng được nữa. Phế thải xuất phát từ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, hoạt động sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, tiêu dùng,… Chúng có thể bao gồm các loại rác thải sinh hoạt như giấy, nhựa, thuỷ tinh cũng như các loại chất thải nông nghiệp, y tế, hoá học,..

Phế thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách. Phế thải đang trở thành vấn đề lớn của toàn thế giới bởi khối lượng còn cao hơn cả khả năng xử lý hiện tại. Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay để giảm thiểu thải các loại phế thải ra ngoài môi trường bằng cách phân loại, tái chế, tái sử dụng,.. hợp lý.
2. Phân biệt phế thải và phế liệu
Để phân biệt phế thải và phế liệu, dựa vào ba tiêu chí sau:
Tiêu chí | Phế thải | Phế liệu |
Các yếu tố tạo thành | Những vật tồn tại dưới dạng lỏng, rắn, khí | Những loại vật liệu hoặc sản phẩm dưới dạng vật thể, có thể đã được phân loại và lựa chọn. |
Các yếu tố bị loại bỏ | Chủ sở hữu có thể chủ động từ bỏ hoặc buộc phải bỏ các vật liệu, sản phẩm do hết hạn hoặc không thể sử dụng | Chủ sở hữu vật liệu chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng chúng. |
Mục đích sau khi bị thải ra | Phải có biện pháp xử lý, tiêu huỷ phù hợp, hiệu quả. | Thu hồi, tái sử dụng làm nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất khác. |
3. Các loại phế thải phổ biến hiện nay
Hiện nay, phế thải được chia thành các loại phổ biến như sau:
- Các loại phế thải sinh hoạt: Phế thải sinh hoạt còn được gọi là chất rắn hộ gia đình thải ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sản xuất, kinh doanh. Các loại chất thải này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như khu công nghiệp, hộ gia đình, khu vực thương mại, khu vực công cộng,…

- Các loại phế thải nhựa: Những phế thải như túi nhựa, ống hút, chai nhựa, cốc nhựa,… đều làm từ nhựa đã dùng hoặc chưa dùng bị vứt bỏ. Các phế thải nhựa đều phải mất hàng trăm năm để phân huỷ, do đó việc tái chế nhựa thành những sản phẩm khác giúp tiết kiệm năng lượng và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Phế thải có thể tái chế: Là các loại phế thải đã qua sử dụng, có thể tái chế để sử dụng lại như thép, chì, sắt, đồng,.. Phế thải kim loại dễ tái chế hơn và thường được đưa vào các nhà máy tái chế sau khi đã phân loại, rồi sau đó tạo thành những sản phẩm mới khác có thể đưa vào sử dụng.
- Phế thải y tế: Các loại phế thải trong nhóm này từ y tế tại các bệnh viện, phòng khám,… Phế thải y tế bao gồm các dụng cụ y tế như bơm tiêm, găng tay, gạc, chai lọ thuốc,.. và các loại rác thải hoá học, phóng xạ từ phòng thí nghiệm, xét nghiệm.
- Phế thải nguy hiểm: Phế thải này chiếm khoảng 4% tổng sản lượng. Chúng là những loại chứa những chất độc hại, dễ gây nổ, dễ ăn mòn và gây ngộ độc, ảnh hưởng tiêu cực với sức khoẻ con người, sinh vật và môi trường. Do vậy, chúng cần được lưu trữ, vận chuyển và xử lý một cách nghiêm ngặt hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Chất thải công nghiệp là gì và Chất thải hữu cơ là gì
Trên đây là những thông tin chi tiết về định nghĩa phế thải là gì, phân loại cũng như phân biệt phế thải với phế liệu. Để giảm thiểu lượng phế thải và bảo vệ môi trường sống thì mỗi cá nhân chúng ta cần chung tay phân loại, tái chế rác thải đúng cách nhé!